so-luong-nguoi-dung-internet-viet-nam-chiem-vi-tri-cao

(IVN) Việt Nam nằm trong top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất, xếp thứ ba Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 thế giới về số người dang ky lap mang internet.

Đây là một trong những số liệu về CNTT-TT được công bố trong Sách Trắng về Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2014 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có hơn 33 triệu người dùng Internet, tăng từ 31 triệu năm 2012, chiếm 37% tổng dân số. Số thuê bao Internet băng rộng đạt 22,3 triệu trong khi số thuê bao truy nhập Internet qua mạng kết nối di động 3G là 17,2 triệu. Giá cước viễn thông và Internet Việt Nam được xếp hạng 8/148, tức gần như thấp nhất thế giới.

so-luong-nguoi-dung-internet-viet-nam-chiem-vi-tri-cao-1

  Sự phổ biến của thiết bị di động góp phần thúc đẩy số lượng người dùng Internet tại Việt Nam.

Với hơn 100.000 tên miền đăng ký mới và số lượng duy trì sử dụng là 266.000 tên miền trong năm 2013, tên miền quốc gia Việt Nam .vn tiếp tục giữ vị trí số một khu vực Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, tăng trung bình 172% mỗi năm.
Về xếp hạng CNTT, theo báo cáo của Gartner, Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á – Thái Bình Dương và Top 30 thế giới về gia công phần mềm. TP HCM xếp hạng 17 còn Hà Nội đứng thứ 22 trong danh sách 100 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm.

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng ngoạn mục 55,3% so với năm 2012. Con số ấn tượng này là nhờ tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu trên 36,7 tỷ USD, chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam. Công nghiệp phần mềm và nội dung số tăng tương ứng là 12,7% và 13,9% – cũng là mức cao so với năm 2012.

Xuất khẩu sản phẩm CNTT năm 2013 đạt 34,76 tỷ USD, tăng 51,7%, trong đó xuất khẩu điện thoại chiếm 63%. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu gần 8,4 tỷ USD.

Tổng số lao động trong lĩnh vực CNTT đạt trên 440.000 và lao động phần cứng chiếm 65%. Cả nước có 8 khu CNTT tập trung, thu hút gần 300 doanh nghiệp hoạt động và 46.000 lao động CNTT.

Ngành CNTT Việt Nam cũng đã ghi nhận sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức ngành. Đầu tiên là việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về ứng dụng CNTT do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp làm Chủ tịch Uỷ ban. Tiếp đó, ngày 1/7/2014, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

(Theo vnexpress)

Xem thêm >>> thông tin về internet cáp quang gpon

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *