truyen-hinh-OTT-duoc-cap-giay-phep-dich-vu
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sử dụng truyền hình internet là một kênh giải trí, trao dồi kiến thức, học tập là điều tất yếu hàng ngày. Để đáp lại nhu cầu sử dụng truyền hình internet ngày một cao của người dân FPT đã triển khai gói cước đăng ký truyền hình fpt cho toàn thể người dân trong nước sử dụng. 

Bắt đầu từ ngày 15/3/2016, các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền qua Internet sẽ được cấp phép cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc quản lý dịch vụ truyền hình Internet cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam còn chưa có quy định.

Truyền hình Internet trả tiền được quản lý bằng giấy phép

Một trong những điểm mới nhất của Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016  của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình đó là việc nhà nước đã chính thức có quy định quản lý dịch vụ truyền hình Internet trả tiền bằng việc cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ, phù hợp với tinh thần danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật đầu tư hiện hành. Nghị định này có hiệu lực từ 15/3/2016.

Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho hay, quy định mới này nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cũng là cơ hội để tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có để mở rộng phạm vi, đối tượng cung cấp dịch vụ tới người dân.

Trước khi Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 được ban hành, văn bản quản lý cao nhất về truyền hình trả tiền là Quyết định 20/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Quyết định 20/2011/QĐ-TTG chưa đưa vào nội dung quản lý dịch vụ truyền hình Intenet trả tiền, như vậy, Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình có thêm quy định về quản lý dịch vụ truyền hình Internet trả tiền là một điểm mới trong quản lý dịch vụ truyền hình.

Việc nhà nước ban hành quy định quản lý đối với truyền hình Internet (hay còn được gọi là truyền hình giao thức OTT) có thể coi là một tin vui đối với các doanh nghiệp đang nghiên cứu, hoặc đã cung cấp dịch vụ truyền hình Internet ở Việt Nam.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc liệu nhà nước có thể quản lý được dịch vụ truyền hình Internet do các doanh nghiệp cung cấp từ nước ngoài vào Việt Nam hay không? Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, hiện tại Cục đang nghĩ tới việc sẽ nghiên cứu để đưa vào các quy định về quản lý dịch vụ truyền hình từ nước ngoài vào Việt Nam trong văn bản quy định quản lý dịch vụ xuyên biên giới.

“Việc quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đang được tính đến trong giai đoạn tới, nhưng phải thừa nhận rằng đây là một việc rất khó”, ông Bảo cho hay.

Hiện nay việc tích hợp nội dung video trong các trang báo điện tử hoặc trang tin điện tử tổng hợp là một xu thế, vậy các trang có tích hợp video này có phải xin giấy phép hay không? Ông Bảo cho biết, nhà nước khuyến khích các trang báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng đưa các nội dung video, clip nội dung của các đài truyền hình lên mạng. Nếu trong trường hợp các trang này chỉ đưa lại nội dung đã phát sóng trên các đài truyền hình thì không phải xin giấy phép, còn nếu các đơn vị này tự sản xuất một kênh chương trình riêng, hoặc tự sản xuất nội dung thì bắt buộc phải xin cấp phép.

Số lượng kênh truyền hình nước ngoài không được vượt quá 30%

Theo quy định tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, có hiệu lực từ 15/3/2016, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.

Ông Nguyễn Hà Yên, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết, quy định này đã thể chế hóa định hướng quản lý nội dung chương trình theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đây là một quy định mới vừa tạo điều kiện cho kênh chương trình nước ngoài được tham gia vào hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền vừa tạo động lực để thúc đẩy công nghiệp sản xuất nội dung chương trình trong nước.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử bổ sung thêm, việc quy định tỷ lệ 30/70 giữa các kênh trong nước và nước ngoài nhằm để các doanh nghiệp truyền hình trả tiền tăng cường phát sóng kênh các kênh truyền hình trong nước. Nếu các doanh nghiệp muốn tăng số lượng các kênh nước ngoài lên nhiều hơn thì cũng phải bổ sung thêm các kênh truyền hình trong nước cho đúng tỷ lệ quy định. Quy định này cũng không bị ảnh hưởng bởi các cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng khẳng định, nhà nước không bảo hộ các chương trình truyền hình trong nước, tuy nhiên nhà nước cần có chính sách để tạo điều kiện cho các kênh truyền hình trong nước phát triển.

“Tỷ lệ 30/70  là phù hợp với Đề án quy hoạch báo chí toàn quốc mà Chính phủ đang chỉ đạo triển khai. Quốc gia nào trên thế giới cũng có chính sách cũng hạn chế không để các kênh truyền hình nước ngoài phát sóng tràn lan, ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước” Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các kênh nước ngoài phải được một đơn vị có Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Nghị định này thực hiện biên tập, biên dịch và chịu trách nhiệm về nội dung biên tập, biên dịch. Không bao gồm thông tin quảng cáo được cài đặt sẵn từ nước ngoài. Các nội dung quảng cáo (nếu có) phải được thực hiện tại Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo và đơn vị được cấp Giấy phép biên tập chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo. Đã có đại lý được ủy quyền tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tất cả các kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải được thực hiện biên tập, quản lý đảm bảo nội dung chương trình không trái với quy định của pháp luật Việt Nam về báo chí và quảng cáo, trừ việc tường thuật trực tiếp các trận thi đấu thể thao, lễ khai mạc, lễ bế mạc các giải thi đấu thể thao quy mô khu vực và thế giới.

Việc biên dịch được thực hiện tùy theo loại kênh chương trình nước ngoài, cụ thể như sau: Biên dịch 100% nội dung kênh chương trình phim truyện, phim hoạt hình. Biên dịch 100% các chương trình phóng sự, tài liệu trên kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh ca nhạc, kênh khoa học, giáo dục.

Nguồn: https://internetvietnam.net

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *