can-bo-cong-nghe-la-su-gia-toan-cau

FPT là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu hiện nay của Việt Nam. FPT có những lãnh đạo tài ba cùng với những chuyên gia về công nghệ giúp cho FPT luôn dẫn đầu  thị trường công nghệ của Việt Nam. Từ câu chuyện với Giám đốc thông tin (CIO) của DuPont – Phương Trầm, một người gốc Việt được coi như bậc thầy công nghệ tại Mỹ, Chủ tịch FPT kỳ vọng các chuyên gia công nghệ sẽ là sứ giả đi khắp thế gian và đem những hạt giống công nghệ cao về cho tập đoàn.

Anh Trương Gia Bình trao trách nhiệm cho những tinh hoa của tập đoàn sẽ là “người đứng phía mũi tàu với sứ mệnh đưa FPT trở thành hình mẫu tiên phong trong cuộc cách mạng số”.

“Phương Trầm là người đã chứng kiến toàn bộ ý tưởng công nghệ làm thay đổi cả thế giới từ khi nó chỉ là một phát biểu trong phòng họp. Và FPT mong muốn đặt các bạn, những chuyên gia công nghệ, đi bên cạnh những người như anh Phương Trầm, để có thể là những người đầu tiên đưa các ý tưởng vĩ đại vào thực tiễn”, anh Bình nói trong lễ vinh danh cán bộ công nghệ 2016.

Thị trường toàn cầu đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên nền tảng kỹ thuật số. Nếu như ở ba lần trước, khi thế giới sử dụng năng lượng hơi nước ở thế kỷ 18, sử dụng năng lượng điện ở thế kỷ 19 rồi đến công nghệ thông tin xâm lấn khắp nơi vào những năm 1980, Việt Nam vẫn chỉ biết đến làm ruộng là chính, thì ở lần thứ 4 này sẽ là sự chủ động.

Anh Bình khuyến khích các đơn vị trong tập đoàn đi theo hướng chuyển đổi sang công nghệ số (digital transformation). Đây là sự chuyển dịch không phải chỉ trên bề mặt, nghĩa là cứ đưa lên online là xong mà nó “chạm” vào lõi của sản phẩm, thay đổi kết quả và mô hình đã làm. Vì cách mạng nghĩa là phải phá hủy cái cũ lỗi thời và thay vào cái mới.

Dòng chảy phát triển cho thấy công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo có khả năng tư duy và phát triển sự hiểu biết sẽ thay thế rất nhiều công việc mà con người đang làm, thậm chí dội gáo nước lạnh vào những kẻ chậm chân. Tuy nhiên, Chủ tịch FPT lại nhìn nhận đó là cơ hội để tập đoàn và các doanh nghiệp Việt Nam tạo vị thế trên thị trường toàn cầu: “Tổ chức thời gian thực đủ sức phản ứng với mọi loại biến đổi như cách CEO Tata – hãng xe lừng danh xứ Ấn dùng đang đến rất gần”.

Chủ tịch FPT cũng khẳng định sự vững tâm trên con đường toàn cầu hóa của tập đoàn: “Có hàng tá doanh nghiệp công nghệ nhưng hầu hết vẫn còn đang rất lúng túng. Còn chúng ta đã làm rồi, bước vào cuộc cách mạng mới với hành trang IoT, PoC nghĩa là số hóa, thông minh, lên mây, mở cửa và bằng những sản phẩm đã được chứng minh”.

can-bo-cong-nghe-la-su-gia-toan-cau-1
Ảnh: Chủ tịch Nguyễn Gia Bình giải đáp thắc mắc của những cán bộ công nghệ về hướng phát triển của Tập Đoàn FPT.

Tại buổi lễ vinh danh 21 cán bộ công nghệ ở phía Nam hôm 18/10, anh Trương Gia Bình có bài phát biểu ngắn nhưng thấm đẫm tinh thần Toàn cầu hóa mà FPT đang theo đuổi, trong đó nêu bật những cuộc gặp gỡ của mình với các chuyên gia “sừng sỏ” Mỹ, Nhật, Ấn Độ và với những đối tác lớn của tập đoàn. Qua đó, anh mong muốn trao sự tự tin cho những cán bộ công nghệ của tập đoàn đưa FPT ra trường thế giới “dù ai nói ngả nói nghiêng”.

Trong bài phát biểu, không chỉ thể hiện sự trân trọng dành cho hơn 150 cán bộ công nghệ đã được “gắn sao” từ năm 2013 đến nay, người đứng đầu FPT còn giao nhiệm vụ tăng cao hàm lượng công nghệ của nhà F cho những người đang đứng trên “đỉnh tự tháp” công nghệ.

can-bo-cong-nghe-la-su-gia-toan-cau-2
Ảnh: Chủ Tịch Nguyễn Gia Bình chụp hình cùng với các chuyên gia công nghệ fpt được vinh danh.

Anh Bình đưa ra thông điệp: Các chuyên gia cứ việc say công nghệ, mọi việc còn lại để chúng tôi lo. “Chỉ cần tập trung làm tốt việc của bạn, tạo ra những sản phẩm mà chính bạn cũng sung sướng thì các bạn sẽ được hưởng thụ chẳng thua gì các nhà quản lý cả”. anh Bình nói.

Với định hướng trở thành một tập đoàn công nghệ, FPT tổ chức xếp hạng cán bộ công nghệ từ năm 2013. Cán bộ công nghệ cấp tập đoàn được hưởng chính sách đãi ngộ với mức thu nhập tối thiểu 500 triệu đồng/năm. Đến nay, FPT có tổng cộng 155 chuyên gia công nghệ cấp tập đoàn, trong đó có 5 chuyên gia cấp 5, 24 chuyên gia cấp 4 và 126 chuyên gia cấp 3.

FPT chính thức toàn cầu hóa vào năm 1999, với sự dịch chuyển trọng tâm sang xuất khẩu phần mềm. Từ năm 2011 đến nay, doanh thu từ thị trường nước ngoài của FPT luôn đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 30%/năm. Vào năm 2020, tập đoàn kỳ vọng doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 30%, Mức tăng trưởng doanh thu từ các dịch vụ số hóa cho khách hàng bình quân trên 70% mỗi năm.

(Theo chungta)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *