Tiềm-Năng-Phát-Triển-Du-Lịch-Huyện-Thoại-Sơn
Thoại Sơn là một vùng đất có tiềm năng phát triển du lịch lớn tại An Giang. Thoại Sơn nằm ở phía đông nam tứ giác fpt long xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Ngoài ra Thoại Sơn được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp tiềm ẩn cùng với sự phù sa bồi đắp đầy màu mỡ của vùng đất Thoại Sơn.

Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh cùng với các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng, thoại Sơn có một nguồn tài nguyên quan trọng cho việc phát triển kinh tế – xã hội nhờ khai thác từ nguồn thu nhập du lịch của du khách đến tham quan. An Giang đang tìm cách quảng bá thương hiệu để tạo ra nhiều thu nhập, nguồn công ăn việc làm cho người dân nơi đây. Thoại Sơn dự định sẽ biến khu vực này trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng của du khách trong giai đoạn 2017 – 2020 theo quy mô bền vững dài lâu.
Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Thoại Sơn.

Có vị trí cách trung tâm tp Long Xuyên 25 Km, huyện Thoại Sơn được đánh giá là một khu du lịch khép kín: Thoại Sơn – Long Xuyên – Châu Đốc – Tịnh Biên – Tri Tôn. Đây là một vị thế đắc địa để du khách có thể ” hoà mình” với cảnh sông nước hữu tình, khung cảnh núi rừng hùng vĩ cùng với những khu vui chơi giải trí mang nhiều phong cách thiên nhiên hoang dã. Quý khách sẽ có được những giây phú đầy thư giản thoả mái trong địa điểm du lịch này. Thoại Sơn đang đẩy mạnh hoàn thiện các tuyến giao thông: Kênh E, Vĩnh Khánh, nâng cấp tuyến Thoại Giang – Xã Diễu thành Tỉnh lộ 960… Thoại Sơn sẽ “sát vách” với các huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Vĩnh Thạnh (Kiên Giang) và fpt Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) tạo thành trục giao thương ngang- dọc liên hoàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách khi đến với huyện Thoại Sơn.

Tiềm-Năng-Phát-Triển-Du-Lịch-Huyện-Thoại-Sơn-1

Hình ảnh: hồ ông Thoại

Đến với Thoại Sơn du khách sẽ được tham quan 5 khu di tích văn hoá, lịch sử, 14 khu di tích tín ngưỡng truyền thống và 44 cơ sở tôn giáo. Trong đó có bia đá “Thoại Sơn” là một trong 3 di tích lịch sử, loại bia ký nổi tiếng tại Việt Nam được lưu giữ đến ngày nay, đây được xem là một báu vật vô giá của quốc gia. Ngoài ra, nơi đây còn lưu giữ tượng Phật 4 tay và 2 bia đá lâu nhất Việt Nam, Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo mô hình linga lớn nhất nước, Bản Di chúc Bác Hồ viết bằng chất liệu lá thốt nốt lớn nhất và Bức tranh thư pháp có nhiều chữ Tâm nhất… Đặc biệt, tại cụm núi Ba Thê, chùa Sơn Tiên, Linh Sơn tự, Thạch Đại Đao, Nam Linh Sơn tự, gò Cây Thị và hệ thống động, thực vật quanh núi sẽ níu chân du khách khi đến thăm, tìm hiểu về vương quốc Phù Nam huyền bí cùng nền văn hóa Óc Eo rực rỡ. Tại thị trấn Núi Sập, nơi danh thần Thoại Ngọc Hầu lập làng 2 thế kỷ trước, hiện còn ngôi đình thờ ông và nhiều di tích, câu chuyện về buổi đầu lập làng, mở đất. Ở đây, trên 30 ngôi chùa bao bọc quanh chân núi, cùng 3 lòng hồ nhân tạo (gần 30 héc-ta)… sẽ khiến du khách lưu luyến nơi này. Xung quanh hồ du khách sẽ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp kiều diễm của một khung cảnh thiên nhiên lộng lẫy.

Thoại Sơn phát triển du lịch bền vững.

Huyện Thoại sơn đang ra sức phát huy tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để mang lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương đồng thời quản bá thương hiện đến người dân khắp mọi miền đất nước về địa phương. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển DL giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện Thoại Sơn phấn đấu đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người dân địa phương. Vừa qua, huyện đã phối hợp với nhà tư vấn là Trường cao đẳng Du lịch TP. Hồ Chí Minh để điều nghiên, khảo sát thực địa. Từ đó, fpt Thoại Sơn sẽ xây dựng kế hoạch tổng thể, phát triển du lịch địa phương trở thành một mắc xích quan trọng trong tổng thể phát triển DL của tỉnh và cả vùng ĐBSCL, điểm kết nối, dừng nghỉ hợp lý, là vệ tinh  trong các tour liên tuyến.

Dự kiến, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật DL (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí…) trên 100 tỷ đồng từ vốn ngân sách và nguồn xã hội hóa. Trong đó, khoảng 47 tỷ đồng dành cho các hoạt động chuyên môn về DL. Theo quy hoạch, không gian DL được chia thành 3 cụm, với các chức năng cụ thể, gồm: “Óc Eo huyền bí” với thị trấn cùng tên và các xã: Vọng Thê, An Bình, Vọng Đông, Mỹ Phú Đông. Cụm 2  với “Thị trấn bên hồ” gồm thị trấn Núi Sập, xã Thoại Giang, Bình Thành và cụm 3 với “Thư giản cuối tuần: gồm thị trấn Phú Hòa, các xã: Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Định Thành, Định Mỹ. Đây là khu vực có không gian thoáng đãng, nhiều vườn sinh thái, cây ăn trái, đặc biệt có Di tích Đá nổi tiếng, đồng thời  là gạch nối với TP. Long Xuyên. Với nguồn vốn bỏ ra không lớn nhưng sẽ mang lại lợi ích dài lâu cho địa phương cùng với nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình khi có những du khách đến để tham quan, mua sắm,…
Trưởng ban Quản lý Du lịch và Văn hóa huyện Thoại Sơn Trần Văn Dũng cho biết: “Trước mắt, huyện tập trung phát triển cụm 1 và 2, các thiết chế khác, đầu tư nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho phát triển DL. Đặc biệt, khi xây xong “Thiền viện Trúc Lâm” trên đỉnh núi Sập sẽ là điểm nhấn quan trọng thu hút du khách không chỉ ở trong tỉnh. Phát triển DL cả đường bộ và đường thủy, tuyến chính lẫn tuyến phụ. Ngoài ra, huyện còn xây dựng, phát triển các sản phẩm truyền thống, đặc thù như: Đá thủ công mỹ nghệ, nghề làm khô cá lóc, tranh bằng lá thốt nốt và nước uống, thức ăn từ loại cây này… đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp cùng tham gia. Cùng với đó, gắn du lịch Thoại Sơn với phát triển văn hóa, di sản, tìm hiểu địa phương, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, ẩm thực và nghỉ dưỡng”.
Ngoài ra ban quản lý dự án cần quán triệt mọi hoạt động kinh doanh buôn bán xung quanh du lịch để tránh tình trạng chặt chém, khiến cho khách đến tham quan không hài lòng và gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ban quản lý du lịch Thoại Sơn và mất lòng của những du khách thập phương.
(Người viết: internetvietnam)
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *